7 điều cần quan tâm trước khi làm mới lại căn bếp

Hiểu rõ những thay đổi nào bạn được phép làm: Có một vài công trình sửa sang cần đến sự cho phép xây dựng của ủy ban, phường xã. Điều này càng đặc biệt quan

Hãy tham khảo những lời khuyến cáo dưới đây trước khi đưa ra bất kì quyết định liên quan đến việc sửa sang lại căn bếp nhà bạn nhé!


1. Xác định ngân sách thực tế: Trước khi bắt tay vào sửa chữa, ngoài việc phải xác định chính xác ngân sách dành cho việc sửa sang, bạn còn phải lường trước những chi phí có thể phát sinh và đặt ra giới hạn số tiền mà bạn có thể chi thêm. Sau đó, bạn hãy trao đổi vấn đề này với nhà thầu xây dựng để hai bên cùng hiểu rõ vấn đề của nhau, tránh đến lúc thi công phát sinh thêm những khoản tiền lớn khiến bạn rơi vào tình trạng không có khả năng chi trả.

2. Khung thời gian thực tế: Bạn phải xác định trước rằng thời gian thi công có thể kéo dài. Không phải chỉ một hai ngày, một hai tuần mà có thể chậm trễ hơn. Có nghĩa là dù bên xây dựng nói với bạn chỉ mất 3 tháng sẽ hoàn thiện nhưng bạn phải có kế hoạch dự phòng trong trường hợp thi công đến 6 tháng. Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị tinh thần theo sát kĩ sư xây dựng từng ngày để hối thúc và kiểm tra tiến độ chặt chẽ nếu không muốn chậm trễ gấp đôi thời gian như trung bình các công trình thường diễn ra.

3. Cân nhắc khi muốn can thiệp vào cấu trúc nhà: Việc thay đổi những thứ liên quan đến cấu trúc bên trong của căn nhà như đường ống nước, điện đóm tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Dù mục đích là làm căn bếp đẹp hơn, đúng với mong muốn của bạn nhưng hãy cân nhắc lại một lần nữa và phải đảm bảo rằng bản thân hiểu rõ những khó khăn đi kèm khi quyết định thay đổi cấu trúc nhà nhé.

4. Hiểu rõ những thay đổi nào bạn được phép làm: Có một vài công trình sửa sang cần đến sự cho phép xây dựng của ủy ban, phường xã. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi bạn muốn bán lại căn nhà sau này vì chúng ảnh hưởng đến bản vẽ thiết kế của căn nhà và lợi ích mua bán sau này của bạn. Hãy tìm hiểu kĩ những thủ tục, quy định sơn sửa nhà ở cơ quan hành chính khu vực của bạn trước khi bắt tay vào việc này.

5. Xác định diện tích không gian lưu trữ: Nên đảm bảo rằng bạn đã tính toán hết lượng đồ đạc, vật dụng trong bếp của mình và xác định vị trí đặt chúng. Từ những vật lớn như nồi niêu xoong chảo đến vật nhỏ như dụng cụ nấu nướng, muỗng đũa, tất cả đều cần có một vị trí cố định để căn bếp lúc nào cũng gọn gàng.

6. Thông minh khi lựa chọn vật dụng bếp: Với những đồ điện tử hay tủ kệ đắt tiền, trước khi quyết định mua bạn nên nghĩ thêm tới khả năng bán lại được giá cao trong trường hợp bạn hết… thích. Nếu vậy những kiểu dáng đơn giản, màu sắc trung tính sẽ có lợi hơn lúc này. Đừng vì quá thích một chiếc máy xay sinh tố màu hồng chóe để rồi khi không thích lại không thể bán cho ai vì màu sắc chói lọi quá!

7. Đảm bảo còn không gian trống để nấu nướng: Đừng quá ham chi tiết hay sắp xếp vật dụng nhiều mà quên chừa không gian trống để di chuyển khi nấu nướng. Những không gian trống chuyển tiếp hợp lý trong bếp quyết định rất nhiều đến việc một căn bếp có được gọi là đẹp hay không.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *