Tìm hiểu văn hóa trên bàn tiệc của người Phương Tây

Quy tắc số một của các buổi dạ tiệc doanh nghiệp là đúng giờ. Tắt điện thoại di động khi đã ngồi vào bàn tiệc. Khi có ai tiến lại bàn để gặp mình, người lịch

Nhiều dân tộc phương Tây thường dùng muỗng, dao, nĩa khi ăn và nhiều dân tộc phương Đông vẫn quen dùng đũa để gắp thức ăn. Cách ăn nào cũng tiện lợi, thực dụng và là tập quán truyền lại từ bao đời. Giữa thời toàn cầu hoá, khi dự tiệc theo lối phương Tây, người thuộc về những nền văn hoá khác có thể dễ gặp thất lợi giao tế nếu không biết rõ những phép lịch sự ăn uống phương Tây.

Vì vậy, nhiều công ty trên thế giới, ngay cả những công ty ở phương Tây, vẫn thường tổ chức hoặc giao khoán nhiều khoá huấn luyện về phép lịch sự trong cách ăn uống nhằm bảo đảm nhân sự tạo được quan hệ văn minh, tao nhã và tương kính với đối tác khách hàng trong các dịp tiệc tùng.

Giới thiệu

Tại bàn ăn, văn hoá phương Tây đòi hỏi người dự tiệc khi chào người khác, luôn đứng lên, bắt tay người khác và bắt tay đủ hết mọi người ngồi cùng bàn. Đừng nghĩ ai cũng đã biết mình, cũng như biết những khách dự tiệc khác.

Khăn ăn

Dùng tay từ tốn mở khăn ăn. Đặt khăn ăn vào lòng mình khi người khách cuối cùng đã ngồi vào bàn tiệc. Đặt phần gốc xếp của khăn ăn hướng vào thân mình. Khi ăn xong, đặt khăn ăn bên phải dĩa của mình. Nếu có việc gì phải rời bàn tiệc giữa lúc mọi người đang ăn, đặt khăn ăn lên ghế ngồi của mình.

Không cầm và rảy khăn ăn để mở khăn ăn. Đừng dùng khăn ăn để lau mặt. Chỉ dùng khăn ăn để lau thấm miệng mà thôi. Nếu khăn ăn bị rơi xuống sàn phòng, đừng nhặt khăn ăn lên mà hãy ra hiệu cho tiếp viên mang khăn ăn sạch khác đến.

Dùng dao, nĩa, muỗng, dĩa, ly

Dao, nĩa, muỗng, dĩa, ly các loại thường được xếp sẵn đầy đủ cho từng món ăn trong bữa tiệc. Dùng chúng theo nguyên tắc “từ ngoài vào trong”. Sau khi ăn xong, để dĩa ăn ở chỗ ban đầu của nó.

Đừng để dao, nĩa, muỗng đã dùng đụng mặt bàn. Đừng cầm dao, nĩa mãi trong tay sau khi đã dùng nĩa đưa thức ăn vào miệng mà đặt chúng trên dĩa, khi muốn ăn nữa lại cầm chúng lên. Nếu dao, nĩa, muỗng bị rơi xuống sàn phòng trong lúc ăn, đừng nhặt chúng lên, hãy ra hiệu cho tiếp viên đem cái sạch.

Bánh mì

Dùng tay bẻ bánh mì lát hoặc bánh mì ổ ra thành miếng nhỏ rồi mới quết bơ hoặc thức ăn kèm lên.

Đừng cầm nguyên cả ổ bánh mì hay miếng bánh mì lớn đưa lên miệng cắn. Đừng dùng dao để cắt bánh mì ổ thành miếng. Đừng lấy ăn bánh mì của thực khách khác.

Rượu

Hỏi xem khách có thích uống rượu không, rượu loại gì. Chọn rượu theo sở thích của nhiều người. Gọi rượu phù hợp với món ăn và bữa tiệc. Chủ tiệc có thể nếm thử rượu trước hoặc nhờ khách nếm thay cho mình. Uống rượu vừa phải.

Đừng nghĩ thực khách nào cũng thích uống rượu. Đừng gọi rượu cả chai khi không cần uống cả chai. Đừng ngửa cổ uống rượu ừng ực. Đừng nghĩ ai cũng uống nhiều rượu được như mình và vì thế không nên có chuyện ép rượu.

Gọi món ăn

Thông thường khách mời, khi có thể, để cho chủ tiệc gọi món ăn. Nên hỏi ý kiến khách và ý kiến nhà hàng khi gọi món ăn.

Đối với thức ăn, cũng như rượu, đừng gọi món đắt tiền nhất mà cũng đừng gọi món rẻ tiền nhất ghi trong thực đơn.

Các nước châu Á dù có nhiều điểm tương đồng trong món ăn, nhưng ở mỗi nước, cách thưởng thức món ăn lại có những quy tắc khác…
Xem thêm
Bữa ăn

Chỉ bắt đầu ăn sau khi thức ăn đã được tiếp viên dọn ra đủ cho tất cả mọi người trong bàn tiệc. Đưa thức ăn vào miệng chứ không đưa miệng vào thức ăn. Nhai thức ăn, miệng ngậm. Mỗi lần cắt thức ăn, cắt một miếng ăn một lần, ăn nữa thì cắt nữa. Khi ăn, ăn miếng nhỏ để vẫn có thể nói chuyện liên tục với khách mà không bị trì hoãn vì phải nhai lâu hoặc nuốt miếng lớn.

Khi múc súp để ăn, luôn cầm muỗng múc xúp hướng ra phía trước thân mình. Khi chuyển dĩa thức ăn cho người khác, luôn chuyển sang phía bên phải của mình.

Tránh gọi những món ăn khó ăn. Đừng nói chuyện khi miệng còn đầy thức ăn. Đừng bắt đầu ăn khi chủ tiệc chưa bắt đầu ăn hay chưa tỏ ý mời mọi người bắt đầu ăn. Đừng dùng thức uống để chiêu thức ăn (nuốt thức ăn xong rồi hãy uống, đừng uống khi trong miệng hãy còn thức ăn).

Những yêu cầu ăn kiêng

Chủ tiệc phải bảo đảm biết rõ và báo rõ với nhà hàng về những yêu cầu ăn kiêng của khách trước khi bữa ăn (trưa, tối) diễn ra.

Đừng nài ép người khác ăn những món ăn họ không thích hoặc không muốn.

Nói chuyện

Cần đo lượng mức độ nói chuyện, trang trọng hay không trang trọng, thân mật hay phải giữ lễ kỹ lưỡng. Khi đã tham gia nói chuyện, cần tỏ rõ sự quan tâm tham gia, tiếp chuyện đến nơi đến chốn. Đừng dùng tiếng lóng hoặc lối nói riêng của nhóm mình. Đừng dùng từ “chửi thề” hoặc kể những chuyện vui phàm tục. Đừng ngồi nói vọng đến người ngồi xa.

Tính tiền

Yên lặng ra dấu cho tiếp viên biết khi muốn tính tiền. Đừng la lớn gọi tiếp viên tính tiền.

Một số nghi tiết khác

Quy tắc số một của các buổi dạ tiệc doanh nghiệp là đúng giờ. Tắt điện thoại di động khi đã ngồi vào bàn tiệc. Khi có ai tiến lại bàn để gặp mình, người lịch sự đứng lên để tiếp người đó. Nếu thực khách nào nhờ chuyển hũ muối hoặc hũ tiêu, hãy chuyển giúp cả hai thứ.

Nếu lỡ tay làm đổ làm văng thức ăn, thức uống vào người khác, đừng đụng tay vào người họ để vẩy quẹt thức ăn thức uống văng vải đó (vì mỗi người có khoảng không gian cá nhân và không thích ai khác xâm nhập khoảng không gian đó).

Con người có thiện cảm với những ai giống mình, hiểu mình và văn hoá của mình. Để làm việc thêm hữu hiệu với người khác thuộc các nền văn hoá khác, người thành đạt cần am hiểu văn hoá của người khác. Ăn uống là sinh hoạt thể hiện văn minh, người lịch lãm am hiểu và thực hành phép lịch sự ăn uống của những nền văn hóa khác có lợi thế tạo được quan hệ tốt đẹp với nhiều người, được cảm mến, tôn trọng và dễ đạt thành những quan hệ và công việc song phương hữu lợi.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *